NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ MÂM CỖ CÚNG GIỖ TRUYỀN THỐNG
Để chuẩn bị một mâm cỗ cúng giỗ hay nhiều mâm cỗ cho số lượng người tham gia nhiều, khiến bạn đau đầu không biết bắt đầu từ đâu, hãy cùng Nấu Cố Mạnh Đức tìm hiểu từng bước một nhé.
Đám giỗ để tưởng nhớ người đã khuất, là ông bà, tổ tiên…là một tục lệ quan trọng, truyền thống của dân tộc Việt. Đám giỗ được tính theo lịch âm. Việc tổ chức đám giỗ khác nhau giữa các vùng miền, mức độ lớn nhỏ cũng khác nhau, nhưng quan trọng nhất đó là phải có sự góp mặt đông đủ của con cháu. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu nhớ về kỷ niệm, hình ảnh của những người đã khuất, ngoài ra cũng là dịp để mọi người trong gia đình thêm gắn kết tình cảm.
1. Tìm hiểu về tục lệ cúng giỗ truyền thống:
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về tục lệ cũng giỗ truyền thống, bao gồm giỗ đầu (còn gọi là tiểu đường), giỗ hết (còn gọi là đại đường), và giỗ thường (còn gọi là cát kỵ). Chi tiết những ngày này như sau :
1.1 Giỗ Đầu (tiểu đường) :
Thời gian tổ chức là sau một năm ngày theo lịch âm của người đã mất. Lúc này, thời gian vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa nỗi buồn của người thân. Trong ngày này, trang phục được lựa chọn nghiêm trang. Lúc tế lễ và khấn gia tiên, những người thân thiết của người quá cố cũng khóc, đau buồn, xót xa giống như ngày đưa tang ở năm trước.
Trong ngày giỗ đầu, người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã như tiền vàng, quần áo, xe cộ, nhà cửa…đủ các vận dụng khi người còn sống dùng. Sau khi khấn lễ thắp hương xong thì sau buổi giỗ, được đem ra mộ hóa.
1.2 Giỗ Hết (đại tường) :
Thời gian tổ chức là sau hai năm ngày theo lịch âm của người đã mất. Lúc này, vẫn trong thời kỳ tang nên buổi tế lễ, khấn gia tiên vẫn được tổ chức trang nghiêm. Người thân, gia đình họ hàng vẫn buồn, xót xa như ngày giỗ đầu. Ngày này chỉ khác ngày giỗ đầu là được tổ chức thường là linh đình hơn, và sau giỗ này người nhà bỏ tang phục, hay còn gọi là hết tang.
1.3 Giỗ Thường (cát kỵ) :
Thời gian tổ chức là sau ba năm ngày theo lịch âm của người đã mất. Trong ngày này, trang phục được lựa chọn là thường phục, không phải nghiêm trang như giỗ đầu và giỗ hết, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát. Do vậy, cũng không phải buồn, xót xa như trước… Đây là dịp họ hàng, con cháu sum họp ngoài ra còn có thể mời thêm hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè thân thiết. Tùy theo điều kiện từng gia đình mà quy mô tổ chức có khác nhau, quan trọng là dịp để tưởng nhớ người đã khuất và tình cảm mọi người thêm gắn kết.
2. Mâm cỗ cúng giỗ truyền thống cần chuẩn bị những gì ?
Có lẽ đây là thắc mà nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu kỳ càng nhất. Mâm cơm cúng giỗ không cần phải quá cầu kỳ, đắt đỏ hoặc quá nhiều món ăn ..mà quan trọng là thể hiện được tình cảm và đạo hiếu với người đã mất.
Trước đây đời sống còn khó khăn, mâm cơm cúng giỗ miền Bắc tuy đơn giản, tiết kiệm nhưng hết sức đầy đặn. Mâm cơm gồm nhiều món ngon như giò lụa, bánh trưng, xôi vò, gà luộc, nem rán, thịt đông…
Ngày nay, đời sống khá hơn, con cháu thể hiện sự thành kính, biết ơn người đã khuất, chuẩn bị nhiều món ăn hơn như :
Nộm khai vị : nộm hoa chuối tai heo, nộm bắp bò hoa chuối
Các món tôm : tôm sú rang muối, tôm chiến trứng muối
Món heo : chân giò hầm thuốc bắc, chân giò chiên giòn..
Món chim : chim hầm hạt sen, chim câu quay..
Món Bò : Bò sốt tiêu đen bánh bao, bò xào lúc lắc..
thuc te co gio phan phu tien
mâm cỗ giỗ truyền thống miền bắc
Chi tiết hơn, các bạn có thể tham khảo chi tiết về 16 món ngon ngày giỗ miền Bắc nhé
Ở những đám giỗ thường (cát kỵ) ở miền Bắc được tổ chức quy mô số lượng khách mới tham dự nhiều, ngoài người thân quen trong gia đình, còn bao gồm bạn bè, đồng nghiệp.
Khi tổ chức cho một số lượng lớn khách mời từ 5 mâm cỗ trở lên, nếu không quen bạn sẽ rất bối rối và gặp nhiều khó khăn. Đôi khi còn ảnh hưởng đến công việc của bạn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu trước và lên kế hoạch thực đơn, danh sách khách mời, ngân sách... Về thực đơn, bạn có thể tham khảo tại đây !
Xem thêm thực đơn :
3. Một số lưu ý khác như sau :
Khi chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ, chúng ta cần lưu ý những điểm sau :
Không được nếm thử các món ăn trước khi thắp hương lên bàn thờ.
Không dùng hoa ly thắp hương vì nó mang ý nghĩa chia ly mất mát.
Đèn nhang trên bàn thờ phải được thắp trước khi bày thức ăn lên.
Bát, đĩa dùng để bày thức ăn trên mâm cơm cúng giỗ phải là đồ mới, không sử dụng những loại bát đĩa dùng thường ngày.
Mâm cơm cúng giỗ cần phải có bát cơm đầy, trứng gà luộc và ít muối, gạo